Giá nông sản hôm nay (27.6), giá cà phê thế giới tăng nhẹ trên cả 2 sàn giao dịch thế giới nhờ thời tiết vẫn có xu hướng ảnh hưởng đến vụ. Tại thị trường thu mua nông sản tại số vùng, giá cà phê và hồ tiêu gần như không đổi so với phiên cuối tuần trước.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu cho biết giá hạt tiêu xô đang xu hướng tăng trong thời gian qua
Trong vài ngày qua, giá hạt tiêu đen xô tại vùng cung cấp hạt tiêu có xu hướng tăng từ 3.000 – 4.000 đồng/kg so với trước đó , song giá vẫn loanh quanh ở mức gần 80.000 đồng/kg . Theo như Dự báo, giá hồ tiêu hôm nay cũng như các ngày sắp tới rất khó có cơ hội bứt phá do số lượng trong dân cũng như các kho trữ hàng còn rất nhiều. Để có thể vực dậy giá tiêu trong nước thời gian tới, các chuyên gia nhấn mạnh nông dân cũng cá đại lý không nên bán tiêu bán tháo tiêu khi chưa được giá.
Theo ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong thời gian từ đầu năm 2017 đến bây giờ thì khối lượng xuất khẩu tiêu của Viêt Nam cùng thời điểm năm trước lên đến 13%, Với khối lượng lên đến 101.000 tấn, với tổng giá trị kim ngạch 600 triệu USD. Tuy khối lượng tăng nhưng mức thu nhập lại giảm xuống 30% so với những năm trước do giá hồ tiêu xuống thấp. Nguyên nhân trước hết là do sản lượng hồ tiêu của Việt Nam năm nay tăng mạnh.
Ông Nam cho rằng, khi cung vượt cầu lớn thì chắc chắn giá bán sẽ phải giảm. Hơn nữa, khi giá hồ tiêu thế giới đang đà giảm thì Việt Nam lại vào vụ thu hoạch. Tâm lý của người nông dân bao giờ cũng nghĩ rằng phải đẩy nhanh việc bán sản phẩm để bảo đảm bù lại toàn bộ chi phí bỏ ra, tức là không phải chịu lỗ, còn sau đó mới tính đến lãi. Yếu tố này càng làm cho giá cả hồ tiêu “lao dốc không phanh”.
Trên thị trường xuất khẩu, sản phẩm hạt tiêu của Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế. So với Ấn Độ, hạt tiêu của Việt Nam không những cạnh tranh tốt về sản lượng mà còn áp đảo về giá. Hiện, giá tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam chỉ giao dịch trong khoảng 5.000 – 5.200 USD/tấn, trong khi giá tiêu đen xuất khẩu của Ấn Độ vẫn xung quanh ngưỡng 8.300 USD/tấn.
Lý giải vì sao Việt Nam chiếm hơn một nửa sản lượng hồ tiêu toàn cầu mà lại không thể chi phối về giá, ông Đỗ Hà Nam nói: “Thực tế cho thấy bất cứ một nước nào, loại sản phẩm hàng hóa nào chỉ cần chiếm 30% sản lượng toàn thế giới đã có thể điều tiết được giá cả toàn cầu. Thế nhưng năm 2016, hồ tiêu Việt Nam đã chiếm gần 42%, năm 2017 dự kiến khoảng 60% sản lượng thế giới song vẫn không thể làm chủ được thị trường là do nhiều yếu tố. Trong đó, một yếu tố theo tôi cũng khá quan trọng đó là do nông dân chúng ta “tự đẩy mình vào thế bất lợi” khi ồ ạt bán hồ tiêu vào những thời điểm nhạy cảm”.
Nhiều năm trước khi giá hồ tiêu xuống thấp thì nông dân chúng ta không bán, giá lên mới bán do sản lượng ít. Nhưng hiện nay, một phần do sản lượng quá lớn, cộng với do chưa nhận định đúng thị trường nên bà con đã bán tháo sản phẩm làm cho giá bị đẩy xuống.
“Để khắc phục điều này, với vai trò của mình, chúng tôi khuyên nông dân, bất cứ vì lí do nào, thời điểm nào cũng không nên bán hồ tiêu dưới mức giá 80.000 đồng/kg thì ắt sẽ chi phối được thị trường các nước khác” – ông Nam nhấn mạnh.
Nguồn: tintaynguyen